Trà xanh theo quốc gia Trà xanh

Trung Quốc

Tên tiếng Trung
Tên tiếng Trung
Phồn thể綠茶
Giản thể绿茶
Bính âm Hán ngữlǜchá
Phiên âm
Quan thoại
- Bính âm Hán ngữlǜchá
- Wade–Gileslü4-ch'a2
- IPA[lŷ.ʈʂʰǎ]
Tên tiếng Việt
Tiếng ViệtLục trà

Trà xanh sợi là loại trà phổ biến nhất tại Trung Quốc kể từ thời Nam Tống.[15][16]

Trà xanh Trung Quốc thời kỳ đầu được chế biến bằng hấp hơi nước, ngày nay vẫn còn tại Nhật Bản. Sau đó, đầu thời nhà Minh, trà thường được chế biến bằng cách sao khô trên chảo.[17] Ngày nay, các cách chế biến khác được áp dụng ở Trung Quốc như sấy chè trong giỏ, sấy lò, sấy trong thùng quay, phơi nắng.[18]

Trà xanh là loại trà được sản xuất rộng rãi nhất ở Trung Quốc, với 1,42 triệu tấn được trồng vào năm 2014.[19]

Những loại trà xanh nổi tiếng được sản xuất tại Trung Quốc ngày nay bao gồm:

Bích Loa Xuân
碧螺春
Xuất xứ từ Giang Tô, loại trà này được đặt tên theo hình dạng của lá, cong lại giống như ốc sên.[20]
Trân Mi
珍眉
Trà có tên tiếng Quảng Đông là Chun Mee (hàng lông mày quý giá), nổi tiếng bên ngoài khu vực Đại lục, có vị giống vị quả mận.[21]
Châu Trà
珠茶
Mỗi lá trà khi sấy khô cuộn lại thành một viên nhỏ như thuốc súng.[22]
Mao Phong Hoàng SơnMột loại trà Mao Phong được trồng tại vùng khí hậu của dãy núi Hoàng Sơn tại tỉnh An Huy. Trà Mao Phong được thu hái bằng cách ngắt nguyên vẹn một búp hai lá trà có cùng kích thước.[23]
Trà Long TỉnhTrồng gần khu vực Hàng Châu tại tỉnh Chiết Giang, Long Tỉnh là loại trà Trung Quốc nổi tiếng nhất, chế biến bằng phương pháp sao trên chảo. Hương vị có đặc trưng xuất phát từ thổ nhưỡng của chính khu vực trồng trà.[20]
Lục An Qua Phiến
六安瓜片
Được trồng tại tỉnh An Huy. Không giống như các loại trà khác của Trung Quốc, hai lá trà được ngắt riêng từ mỗi nhánh, không lấy búp và cuống. Thu hoạch vào cuối mùa, có nhiều vị cỏ hơn các loại trà thông thường khác của Trung Quốc.[24]
Thái Bình Hầu Khôi
太平猴魁
Dùng một giống cây trồng cho ra lá trà lớn khác thường. Thân và lá trà trong quá trình chế biến được làm phẳng thành hình dạng gọi là "hai con dao và một cực". Trà được trồng từ đầu thế kỷ 20 tại khu vực Hầu Khanh, chân núi Hoàng Sơn, Hấp (huyện), tỉnh An Huy. Đạt giải Vua trà Trung Hoa tại Triển lãm trà Trung Quốc năm 2004.[25]
Trà Mao Tiêm Tín Dương
信阳毛尖
Một loại trà Mao Tiêm được trồng tại Tín Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).[26] Trà Mao Tiêm được thu hái bằng cách ngắt một búp cùng với một lá.[23]

Hàn Quốc

Tên tiếng Hàn Quốc
Đồi trà ở Boseong, Hàn Quốc
Hangul녹차
Hanja綠茶
Romaja quốc ngữnokcha
McCune–Reischauernokch'a
IPA[nok̚.tɕʰa]
Gakjeochong, một lăng tẩm Goguryeo, cho thấy một hiệp sĩ uống trà với hai phụ nữ (thế kỷ thứ 5-6).

Theo Garakgukgi trích dẫn trong biên niên sử Tam quốc di sự, hoàng hậu trong thần thoại Heo Hwang-ok, công chúa của nước Ayodhya kết hôn với Vua Suro của Gaya, bà đã mang cây trà từ Ấn Độ và trồng tại Baegwolsan, một ngọn núi nay thuộc tỉnh Changwon.[27]:3

Tuy nhiên lại có quan điểm rộng khắp cho rằng việc trồng trà có hệ thống do sự phổ biến văn hóa trà từ Trung Hoa bởi các nhà sư đạo Phật vào khoảng thể kỷ thứ 4.[28]

Trong số những ngôi chùa Phật giáo sớm nhất ở Hàn Quốc, Bulgapsa (được thành lập năm 384 ở Yeonggwang), Bulhoesa (thành lập năm 384 ở Naju) và Hwaeomsa (thành lập năm 544 tại Gurye) tuyên bố là cái nôi của nền văn hoá trà Hàn Quốc.[28]

Trà xanh thường được dâng lên Đức Phật cũng như đối với linh hồn của tổ tiên đã khuất.[28] Văn hóa trà tiếp tục khởi sắc dưới thời Goryeo, với việc dâng trà trở thành một phần của nghi lễ quốc gia lớn nhất và nhiều thị trấn trà được hình thành xung quanh các ngôi đền.[29] Seon- phong tục lễ nghi Phật giáo chiếm ưu thế.[29] Trong suốt thời đại Joseon, tuy văn hóa trà của Hàn Quốc đã trải qua thế tục hóa, cùng với chính nền văn hóa Hàn Quốc.[29]

Nghi lễ truyền thống của Hàn Quốc jesa, còn gọi là charye (차례; 茶禮, "lễ trà"), có nguồn gốc từ chữ darye (다례; 茶禮), việc thực hành dâng trà như một nghi thức truyền thống đơn giản xuất phát từ hoàng gia và giới quý tộc thời Joseon.[29]

Văn hóa trà của Hàn Quốc đã bị đàn áp mạnh mẽ bởi phát xít Nhật trong thời kỳ Nhật chiếm đóng (1910‒1945) và tiếp theo là cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950‒1953) làm cho truyền thống trà tại Hàn Quốc thậm chí khó có thể tồn tại.[30]

Cách trà Hàn Quốc phục hồi bắt đầu vào thập niên 70, quanh Dasolsa.[30] Sản xuất trà xanh thương mại tại Hàn Quốc cũng chỉ bắt đầu vào những năm 70,[31] và vẫn ở mức 20% của Đài Loan và 3.5% của Nhật Bản năm 2012.[32][33]

Ngày nay trà xanh không được ưa chuộng phổ biến như cà phê hay các loại trà truyền thống khác của Hàn Quốc. Mức tiêu thụ trà xanh bình quân đầu người hàng năm tại Hàn Quốc năm 2016 là 0,16 kg (0,35 lb), so với cà phê là 3,9 kg (8,6 lb).[34]

Tuy nhiên gần đây, khi thị trường cà phê đạt đến một điểm bão hòa, sản lượng tiêu thụ trà của Hàn Quốc đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2010‒2014,[35] khi nhập khẩu trà trong các năm từ 2009-2015,[36] mặc dù mức thuế suất rất ca (513.6% với trà xanh, so với 40% trà đen, 8% cho cà phê đã chế biến/rang và 2% với hạt cà phê thô).

Trà xanh Hàn Quốc có thể được phân thành nhiều loại dựa trên một vào yếu tố khác nhau. Phổ biến nhất là dựa vào độ xanh tươi, hoặc thời điểm thu hoạch lá trong năm (và cũng do kích cỡ lá trà).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trà xanh http://data.stats.gov.cn/search.htm?s=%E7%BB%BF%E6... http://terms.naver.com/entry.nhn?docId=1636514&cid... http://www.o-cha.com/green-tea-processing.htm http://www.segye.com/content/html/2016/07/24/20160... http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/green-te... http://www.efsa.europa.eu/en/efsajournal/pub/2055.... http://www.efsa.europa.eu/en/scdocs/doc/1489.pdf //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4055352 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19588362 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23448443